Nha Khoa Quận Gò Vấp
Nha Khoa Minh Trí - 52 Nguyễn Văn Nghi, Phường 5, Gò Vấp
NHA KHOA MINH TRÍ
+ Địa chỉ: 52 Nguyễn Văn Nghi, Phường 5, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
+ Điện thoại: 84 8 62799193
+ Hotline: 84 982 149179
- Nụ cười rạng rỡ mang đến sự tự tin trong giao tiếp và cũng chính là chìa khóa để dẫn đến thành công cho mỗi người. Bởi vậy, chúng tôi luôn tin tưởng rằng nha khoa có thể thay đổi và nâng cao chất lượng sống của bạn. Đó cũng chính là sứ mệnh và tôn chỉ mục đích của Nha Khoa Minh Trí . Chúng tôi không chỉ điều trị các bệnh lý răng miệng, khắc phục những nhược điểm của hàm răng mà còn luôn vươn tới phương pháp thẩm mỹ tốt nhất mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho mọi khách hàng có nhu cầu Nha Khoa tại TPHCM.
SÂU RĂNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Sâu Răng Là Gì?
- “Sâu răng” là một cách khác để nói về răng bị hư. Thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá vô cơ (tinh thể Canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra.
- Sâu răng nếu không điều trị thực sự nghiêm trọng. Sâu răng có thể sẽ phá hủy răng của bạn và giết chết các dây thần kinh cảm giác trong răng, điều này có thể gây ra áp xe khu vực bị nhiễm trùng ở phần đầu của răng. Một khi áp xe hình thành, răng chỉ có thể phải điều trị tủy, phẩu thuật hoặc nhổ bỏ răng.
Nguyên nhân bệnh sâu răng?
- 3 yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian.
- Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng.
- Đường trong thức ăn và đồ uống. Vi khuẩn sử dụng đường để hình thành và phát triển số lượng trong các mảng bám răng. Đồng thời chúng lên men đường trong quá trình biến dưỡng và phóng thích acid ra trên bề mặt răng acid, acid làm mềm men bề mặt răng, và ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, tạo thành lỗ sâu.
- Thời gian vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng: Nói chung vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Còn đường thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tuỳ thuộc vào hình thức chế biến trong thức ăn (đặc quánh hay lỏng, loãng).
- Các yếu tố góp phần sâu răng
Phát hiện sâu răng bằng cách nào?
- Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.
- Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt...sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.
- Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của thầy thuốc là rất cần thiết.
- Các giai đoạn sâu răng
Điều trị răng sâu như thế nào?
- Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
- Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau đóhàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
- Minh họa một trường hợp trám răng bằng composite
Làm Sao Tôi Ngăn Ngừa Được Sâu Răng?
- Chải răng ít nhất 2 lần một ngày và sử dụng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ mảng bám giữa các răng và dưới đường viền nướu.
- Đến nha sĩ kiểm tra răng miệng thường xuyên. Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp chặn đứng những vấn đề xảy ra và giữ cho các vấn đề nhỏ không tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Chế độ ăn uống cân bằng theo đó hạn chế thức ăn có chứa đường và tinh bột. Khi dùng những thực phẩm này, bạn cố gắng dùng trong các bữa ăn chính thay vì ăn vặt để hạn chế cho răng bạn không tiếp xúc nhiều với acid.
- Sử dụng những sản phẩm nha khoa có chứa Fluor, bao gồm cả kem đánh răng.
- Hãy chắc chắn rằng nước uống của trẻ em có chứa Fluor. Nếu nước uống của bạn không chứa Fluor. Nha sĩ của bạn có thể quy định mức Fluor cần bổ sung.
- Hãy đến với Nha Khoa Minh Trí, nụ cười Việt luôn sáng chói!
Xem thêm: Nha Khoa Tâm Phúc Số 331-333 Lê Văn Thọ, P.9, Q.Gò Vấp
Nguồn: nha khoa tot nhat.
- Nha Khoa Quận 2
- Nha Khoa Quận 4
- Nha Khoa Quận 5
- Nha Khoa Quận 7
- Nha Khoa Quận 8
- Nha Khoa Quận 9
- Nha Khoa Quận 10
- Nha Khoa Quận 11
- Nha Khoa Quận 12
- Nha Khoa Quận Thủ Đức
- Nha Khoa Quận Gò Vấp
- Nha Khoa Quận Bình Thạnh
- Nha Khoa Quận Tân Bình
- Nha Khoa Quận Tân Phú
- Nha Khoa Quận Phú Nhuận
- Nha Khoa Quận Bình Tân
- Nha Khoa Huyện Củ Chi
- Nha Khoa Huyện Hóc Môn
- Nha Khoa Huyện Bình Chánh
- Nha Khoa Huyện Nhà Bè
- Nha Khoa Huyện Cần Giờ